Phong lan từ lâu đã là loài hoa được nhiều người ưa chuộng. Nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán, có hoa phong lan để trưng thì vừa quý vừa sang. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ loài hoa ‘khó tính’ này. Vì vậy, chỉ một chút sai sót trong cách chăm sóc, bón phân hay đơn giản là tưới nước cũng có thể làm cây lụi dần hoặc không ra hoa, nặng hơn là chết. Nhất là trong tiết trời lạnh giá, việc chăm sóc phong lan cần thận trọng và tỉ mỉ hơn bao giờ hết.
Nhiệt độ
Vào mùa đông nhiệt độ thường lạnh giá. Không chỉ vậy còn có gió to và sương muối khiến cho hoa phong lan dễ bị chết. Tuy nhiên không phải tất cả các loại lan đều như nhau mà tùy khả năng chịu lạnh của hoa lan để có phương pháp chăm sóc phù hợp.
Các loài lan chịu được lạnh như lan Hài, lan Kiếm… bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đêm xuống nhiệt độ hạ. Chịu được lạnh vừa là các loài như lan Hoàng hậu, Trúc lan, lan Hoàng thảo vảy rồng… thì có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng từ 12,5 đến 15,8 độ. Còn các loài lan chỉ phát triển được trong điều kiện ấm áp từ 18 đến 22 độ như: lan Ngọc điểm, lan Vanda, lan Hồ điệp… thì cần lưu ý để đáp ứng được yêu cầu nhiệt độ, giúp cây không bị lạnh quá.
Để tránh sương gió giá rét cho phong lan có thể dùng chăn, vải bạt phủ lên khu vực trồng lan. Bên cạnh đó, dùng máy sưởi tại nơi trồng lan để sưởi ấm cho cây. Trong quá trình sưởi ấm cho cây cũng cần chú ý theo dõi, không nên để cây trong nhiệt độ quá nóng, mà chỉ điều chỉnh đúng với nhiệt độ cần thiết theo đặc trưng của từng loài phong lan.
Địa chỉ mua máy sưởi ấm cho cây lan mùa đông
Tham khảo phương án tránh rét cho cây lan
Chăm sóc rễ
Rễ lan là bộ phận vô cùng quan trọng giúp hút nước, chất dinh dưỡng để nuôi cây lớn lên. Bên cạnh đó rễ cây còn giúp cây bám chắc vào cành cây, đất… Vì vậy, cần chăm sóc rễ cây thật kỹ lưỡng để bộ phận rễ cây phát triển tốt nhất. Bởi rễ nhiều, tốt thì cây mới phát triển nhanh và ra nhiều hoa. Rễ còi cọc thì cây còi cọc, dễ chết và khó ra hoa.
Khi chăm sóc rễ cây vào mùa đông nếu rễ vốn phát triển tốt bạn chỉ nên tưới nước. Còn trong trường hợp bạn vẫn muốn kích thích rễ lan mọc nhiều hơn nữa thì thỉnh thoảng bón phân loãng cho cây. Đối với những cây lan ít rễ còi cọc thì nên bón phân nhiều hơn một chút. Tuy nhiên cần lưu ý không nên bón quá nhiều và khi bón nên pha loãng với nước, không nên để nguyên hạt.
Rễ lan cần được giữ ẩm. Do vậy, khi bạn cảm thấy khô thì tưới nước để rễ luôn ẩm. Không nên tưới quá nhiều vì như vậy rễ sẽ bị ngâm trong nước gây ra tình trạng rễ mềm nhũn và chuyển sang màu nâu. Khi rễ chưa mọc nhiều bạn chỉ cần tưới với số lượng ít để tránh làm hỏng rễ. Vào mùa đông không nên tưới cho cây nhiều, vì mùa hè cây mọc nhiều rễ hơn, hút nhiều nước mới cần tưới thường xuyên. Tuy nhiên, đối với những cây chuẩn bị ra hoa và đang ra hoa thì chú ý tưới nhiều hơn một chút so với những cây bé.
Ánh sáng
Để cây ra hoa nhiều đợt hơn thì bạn cần đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho phong lan. Không có ánh sáng lan sẽ ít ra hoa. Tuy vậy, phong lan lại không chịu được ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu trực tiếp
Vào những buổi trưa mùa đông nắng ấm bạn cũng cần lưu ý không để cây bị mặt trời chiếu rọi trực tiếp. Ánh sáng chỉ cần ở mức độ vừa phải bởi lan là loài ưa bóng râm.
Gợi ý sản phẩm hỗ trợ bảo vệ cây lan trong mùa đông